Thời gian gần đây, Nam dành khá nhiều thời gian để trau dồi, khám phá bản thân, rèn giũa những kỹ năng mới nhằm nâng cao thu nhập cũng như tìm kiếm nhiều cơ hội. Kỹ năng mà tôi quan tâm & muốn nâng cao nhất đó là Growth Hack- bởi chúng là hòa trộn của 3 phần kỹ năng có sẵn trong tôi
Những Skill nền tảng mà Nam hiện có trong năm 2021
- Data Science
- Web Development
- Marketing – Content Marketing là “món khoái khẩu” của tôi
Nguồn của khóa học các bạn có thể xem tại đây
Dành khoảng 2 tuần để trau dồi phần kỹ năng này mà tôi thấy thực sự cái vốn kiến thức của mình còn “hạn hẹp” quá. Bởi việc am hiểu các công cụ là chưa đủ, mà phải đưa nó lên một tầm cao mới, cần có sự đào sâu trong từng ngóc ngách, tối ưu hóa từ một công cụ nhằm mục đích phục vụ kinh doanh Hãy cùng tìm hiểu một số cảm nhận của Nam
Google Analytics 4: Game – changer trong làng Digital Marketing
Google Analytics 4 mang tới những nhận định mới & khác biệt trong cách làm Digital Marketing mà ở đó – sự kiện là thành phần quan trọng hàng đầu quyết định thành bại của các sản phẩm (Products) Đây cũng là điểm rất khác của GA4 so với phiên bản Universal Analytics truyền thống, khi mà các chỉ số về số phiên, lưu lượng truy cập được chú trọng, nhưng lại không làm rõ những tương tác của khách hàng trên ứng dụng, web đó ra sao. Một ví dụ cụ thể là khi khách vào một ứng dụng, web, các event sẽ tự động được detect như: page-view, scroll, user-engagement, download…phản ánh mỗi hành động của mình…
Email Marketing Automated: Vũ khí mạnh mẽ nhưng bị bỏ quên
Cá nhân tôi thường không quá quan tâm đến Email Marketing, bởi trong kinh nghiệm chạy Marketing thì kênh này chưa bao giờ có đủ số lượng data để đạt tới các chỉ số “đáng để theo dõi”. Tuy vậy, với Email Marketing Automated theo kịch bản thì đây là một điều rất khác, nó không chỉ là đo đếm xem có bao nhiêu người click, mở email, mà còn là lên một kịch bản theo lộ trình để tối ưu hóa tỉ lệ click & convert ra đơn hàng.
Tư duy theo phễu bán hàng – AARRR
Phễu bán hàng không còn là một khái niệm mới mà đã xưa như…“trái đất”, nhưng thực tế không có nhiều Marketer áp dụng thành công tư duy theo phễu này. Có thể nói khóa học Growth hack đã đưa khái niệm đó lên một tầm cao mới, gắn chặt nó với từng chiến dịch Marketing Dưới đây là một số điều Nam được “bổ não” sau khi học hỏi từ mô hình này:
Acquisition
Đây là bước tạo phễu thu, hay Top of the Funnel, về cơ bản Acquisition sẽ tiếp cận khách hàng ở bước đầu, chạy đa kênh (Mass media Channel). Lúc này hành vi của khách hàng sẽ mới chỉ là muốn tìm hiểu thông tin mà chưa thực sự hình dung & quan tâm đến một sản phẩm, dịch vụ cụ thể
Activation
Đây là bước thứ 2 của phễu, cho thấy các user đang cảm thấy hứng thú & có những tương tác sâu hơn với nền tảng như: xem nhiều hơn 2 pages, time-on-site lớn hơn, có hành động kéo chuột… Để tối ưu kênh này thì phần nội dung cũng phải được thể hiện tốt, UI & UX của website cũng phải được chú trọng, các mảng miếng, màu sắc tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho thương hiệu.
Retention
Đối với một sản phẩm giàu chức năng, có ích cho người dùng thì việc được ghé qua thường xuyên sẽ là yếu tố tiên quyết. Dựa vào hệ thống Cookie trên trình duyệt, ta hoàn toàn có thể tính toán được tỉ lệ Retention – quay lại ứng dụng. Phần này thì Nam chưa học hết nhưng cũng là một phần tương đối quan trọng
Referral
Một ứng dụng & website tốt luôn được những user khác recommend cho người khác, đồng thời ta cũng cần đẩy mạnh chia sẻ, Affiliate Programs nhằm tạo tính lan truyền
Tính toán CAC, LTV
Life time value là giá trị vòng đời khách hàng, cho biết 1 khách hàng sẽ mua khoảng bao nhiêu sản phẩm, gắn bó với chúng ta trong khoảng bao lâu. Ngược lại CAC là chi phí ta cần bỏ ra để tạo được 1 đơn hàng, lưu ý, lượng khách hàng càng lớn thì CAC càng được chia nhỏ ra, đồng nghĩa với chiến lược Marketing còn hiệu quả. (To be Continued…)
Array