fbpx

Minimalism – lối sống tối giản của người Nhật

Bài viết này gồm những nội dung

Minimalism ngày càng phát triển và được giới trẻ trên toàn thế giới lựa chọn. Không chỉ được biết tới là phong cách thiết kế, ăn mặc hay trang trí mà trào lưu này cũng ảnh hưởng tới lối sống (lifestyle), cách suy nghĩ mang lại những thay đổi tích cực và trở thành trào lưu sống mới.

minimalism-lifestyle

1. Minimalism là gì? Phong cách sống tối giản của người Nhật

Minimalism (chủ nghĩa tối giản) là một phong trào nghệ thuật ở New York (Mỹ) được chú ý và phát triển vào đầu những năm 1960. Ban đầu chủ nghĩa này chỉ dừng lại ở hai lĩnh vực chính là điện ảnh và âm nhạc nhưng dần dần nó đã trở thành một triết lý và một cách sống (lifestyle) ngày nay.

Minimalism còn được biết tới với cụm từ Danshari tại Nhật Bản – nơi mà lối sống này được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Vào thời Edo, người Nhật Bản bị giới hạn bởi các luật lệ ngăn chặn sự khoe khoang của cải, vật chất và tài sản. Những đặc trưng về điều kiện địa lý, đất nước này thường xuyên gặp phải động đất 30-50% nguyên nhân thương vong là do đồ đạc rơi vỡ. Điều ấy khiến người Nhật buộc phải tối giản nhiều hơn trong thiết kế nội thất và trang trí đồ đạc. Qua thời gian Danshari đã trở thành biểu tượng trong phong cách sống của người Nhật.

sach-loi-song-toi-gian

2. Lối sống tối giản là bỏ bớt đồ đạc đi?

Suy nghĩ đầu tiên của mọi người khi nhắc tới lối sống tối giản là buông bỏ bớt đồ đạc đi, cũng đúng nhưng chỉ là bước khởi đầu của chủ nghĩa này. Lối sống này có thể áp dụng ở nhiều mặt trong khía cạnh của cuộc sống như:

  • Tối giản giải trí: chọn lọc những chương trình bên cạnh việc giải trí còn đem lại giá trị kiến thức, nhân văn…
  • Tối giản thông tin: chọn lọc những thông tin hữu ích và chủ động tích cực để theo dõi.
  • Tối giản mối quan hệ: “chất lượng hơn số lượng” là châm ngôn chung dành cho thời gian, tiền bạc và công sức…

Ý nghĩa của chủ nghĩa tối giản là giúp chúng ta ngưng chạy theo những nhu cầu phù phiếm để có một cuộc sống đơn giản và nhẹ nhõm, hạnh phúc hơn nhưng vẫn đủ đầy, tận hưởng những gì mình có. Ngược lại, thay vì thói quen mua sắm thật nhiều đồ đạc để cảm thấy có giá trị thì lối sống tối giản khiến chúng ta tập trung vào những giá trị chân thực trong cuộc sống của mình. Tập trung vào những thứ quan trọng nhất khiến bạn cảm thấy thật sự thoải mái và hạnh phúc vì điều đó. Bên cạnh đó Minimalism còn giúp chúng ta cải thiện bản thân như:

  • Loại bỏ những bất mãn
  • Tiết kiệm thời gian
  • Sống trọn vẹn ở thực tại
  • Theo đuổi đam mê
  • Trải nghiệm tự do đích thực
  • Tạo ra nhiều hơn, tiêu thụ ít hơn
  • Tập trung vào sức khỏe
  • Phát triển cá nhân
  • Giải phóng bản thân
  • Khám phá mục đích của cuộc sống

Bằng việc áp dụng chủ nghĩa tối giản vào cuộc sống, chúng ta sẽ thực sự tìm ra hạnh phúc là gì. Chúng ta đều mưu cầu hạnh phúc, Minimalists không đi tìm kiếm hạnh phúc mà chúng ta xác định điều gì là cần thiết và điều gì là dư thừa trong cuộc sống.

3. Tại sao Minimalism phát triển và trở thành trào lưu của giới trẻ toàn cầu?

Cuộc sống xung quanh chúng ta thay đổi liên tục, vô hình lấy đi hầu hết thời gian khiến chúng ta không thể quan tâm đến bản thân và gia đình. Áp lực về tài chính, thời gian vì phải chạy theo những xu hướng, sự cô độc, khoảng cách giữa người với người ngày càng tăng. Giới trẻ muốn tìm tới một phong cách sống đơn giản hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn từ vật chất tới tinh thần.

Minimalism giúp chúng ta có một không gian sống rộng rãi và thoáng đãng hơn ngay trong trung tâm đô thị, bằng việc lược bớt những vật dụng, món đồ không có giá trị sử dụng và cách sắp xếp, bố trí căn phòng. Minimalism giúp giới trẻ cân đối lại nhu cầu mua sắm của bản thân. Không mua những món đồ chỉ vì sở thích mà không dùng tới, họ mua những thứ thật sự cần thiết. Không chỉ chạy theo cuộc đua thời trang, hàng hiệu để sắm những bộ quần áo nhiều kim chỉ mặc một lần, họ hướng tới những trang phục có màu sắc trung tính, nhã nhặn và thích hợp khi dùng nhiều dịp, dễ dàng phối đồ mang lại cảm giác nhẹ nhàng và bình an.

Chủ nghĩa tối giản còn giúp thanh lọc cả đời sống tinh thần của chúng ta. Giảm thời gian dọn dẹp, mua sắm nghĩa là chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, tập trung vào những niềm đam mê của bản thân. Tối giản tiếp nhận thông tin từ các trang “lá cải” nhảm nhí, thay vào đó tập trung những điều tích cực khiến tinh thần trở nên vui vẻ, thoải mái hơn. Tối giản các mối quan hệ giúp chúng ta có được những mối quan hệ chất lượng, sự gắn kết bền chặt và không vụ lợi.

Minimalism giúp chúng ta tiến gần hơn tới mục tiêu của mình. Một cuộc sống tự do là chính mình.

4. Các bước để rèn luyện lối sống tối giản?

Bước 1: Bỏ bớt những đồ vật không dùng trên 3 tháng

Hãy bắt đầu từ căn phòng của bạn, quan sát và lên danh sách những món đồ thực sự cần thiết. Từ quần áo, giày dép, đồ da dụng, chén bát… Tất cả những đồ vật trong nhà nếu không sử dụng trên 3 tháng. Bộ đồ mua về từ lâu mà mới chỉ mặc đếm trên đầu ngón tay thì bạn nên quyết tâm buông bỏ chúng. Bạn có thể nhóm riêng chúng ra làm từ thiện, quyên góp hoặc cũng có thể đăng lên các trang thanh lý nhằm thu về một khoản. Nếu bạn mất thời gian suy nghĩ xem nó có thực sự hữu ích không thì hãy mạnh dạn buông bỏ vì thật sự những đồ dùng thiết yếu không mất thời gian của bạn như vậy đâu.

quan-ao-minimalism

Bước 2: Sắp xếp lại không gian sống, chỉ bày những vật dụng thường xuyên sử dụng

  • Ưu tiên hộp đựng đồ lặt vặt
  • Nội thất màu cơ bản và tối giản
  • Sắp xếp vật dụng theo chiều dọc hoặc gấp
  • Tận dụng mọi ngóc ngách
  • Sắp xếp không gian nghỉ ngơi
  • Luôn tạo thói quen cất đồ gọn gàng
  • Bố trí vật dụng dùng thường xuyên ở nơi dễ tìm thấy
  • Tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng

Bước 3: Chi tiêu có kế hoạch

chi-tieu-co-ke-hoach

Minimalism không phải là mua sắm những món đồ rẻ tiền để tiết kiệm, vì chính những món đồ rẻ tiền có thời gian sử dụng ngắn nhanh phải thay đổi lại chính là nguyên nhân khiến bạn tốn kém. Ưu tiên mua đồ chất lượng để kéo dài thời gian sử dụng và không phải dành nhiều tiền bạc vào việc sửa chữa. Những tín đồ của chủ nghĩa tối giản thường quan tâm tới tuổi thọ sản phẩm vầ độ hữu dụng của thiết kế trước khi quan tâm đến mức giá đắt hay rẻ.

Bước 4: Duy trì như một thói quen

Lên kế hoạch dọn nhà 1 lần/tuần và duy trì nó cho đến khi nó trở thành một thói quen. Dần dần sẽ thay đổi những phương diện khác trong đời sống của bạn. Minimalism mang tới những điều tích cực trong cuộc sống của người trẻ, giúp họ hiểu được bí quyết để có được niềm vui không đến từ mong muốn sở hữu nhiều hơn, mà là thỏa mãn và tận hưởng những gì mình đang có. Hy vọng bạn áp dụng được Minimalism vào cuộc sống để mang lại những điều tích cực và phát triển bản thân nhằm theo đuổi sứ mệnh cuộc đời.

Trong bất cứ lĩnh vực nào, chủ nghĩa tối giản (Minimalism) luôn thu hút được sự chú ý của mọi người nhờ sự giản đơn, nhẹ nhàng và dễ chịu. Hy vọng những thông tin về Minimalism sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Minimalism và truyền cảm hứng nhiều hơn tới giới trẻ.

Array

Nam là 1 Growth Hacker, Developer đam mê với sự nghiệp phát triển web