fbpx

Quy trình thiết kế Website chuyên nghiệp tại Nam Digital

Thiết kế website trở thành một nhu cầu thiết yếu hiện nay nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, marketing online của doanh nghiệp. Giờ đây công nghệ thông tin ngày càng phát triển, người dùng thường có thói quen tìm kiếm thông tin trên internet. Lúc này website được xem là cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp trên thị trường internet đầy cạnh tranh như hiện nay.

Website không chỉ hỗ trợ quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng mục tiêu mà nó còn giúp tiết kiệm chi phí marketing hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh mang lại nguồn doanh thu, lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

  • Nắm bắt điều này, bạn muốn thiết kế website cho doanh nghiệp mình?
  • Bạn muốn sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với khách hàng mục tiêu?

Đừng lo lắng, Nam Digital sẽ giúp quý khách hàng với dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, chuẩn SEO.
Nam Digital sẽ mang đến cho quý khách những công cụ hỗ trợ tuyệt vời nhất trong việc phát triển thương hiệu, marketing online, bán hàng online một cách hiệu quả.

1. Sơ đồ “tiếp nhận yêu cầu thiết kế website” tại Nam Digital

Để mang lại hiệu quả cao, khi bắt đầu bất kỳ một công việc nào đó bạn đều cần có một quy trình công việc phù hợp, khoa học. Với dịch vụ thiết kế website cũng vậy, chúng tôi luôn có quy trình thiết kế website chuyên nghiệp, rõ ràng giúp công việc diễn ra được nhanh chóng, hiệu quả đồng thời giúp khách hàng hiểu rõ quy trình công việc một cách tốt hơn:
Sau đây là quy trình thiết kế website chuẩn SEO tại nguyenbahoangnam.com để bạn có thể hình dung về toàn bộ các bước trong quy trình thiết kế và xây dựng một trang web của tôi.

Quy trình tiếp nhận yêu cầu thiết kế website tại Nam Digital

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu, thông tin từ khách hàng

  • Ghi nhận các yêu cầu về tính năng của website
  • Ghi nhận các yêu cầu về mỹ thuật đối với website, quý khách điền Questionaire tại đây
  • Ghi nhận các yêu cầu về tên miền và máy chủ lưu trữ của trang web
  • Tư vấn các tính năng dựa trên những yêu cầu thực tế của quý khách
  • Tổng hợp bản yêu cầu xây dựng website cũng như bản kế hoạch thực hiện chi tiết gửi tới khách hàng
  • Tiếp nhận tư liệu, thông tin, hình ảnh phục vụ cho việc thiết kế website
  • Ký kết hợp đồng thiết kế website

Bước 2: Lựa chọn tên miền – Web hosting

  • Khách hàng lựa chọn tên miền cho website (Ví dụ: têncôngty.vn )
  • Lựa chọn các gói hosting phù hợp với website

Bước 3: Thiết kế giao diện website

  • Khách hàng làm trang web có thể lựa chọn các mẫu giao diện thiết kế trong thư viện theo nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc yêu cầu thiết kế mỹ thuật riêng của quý khách
  • Dựa theo tông màu chủ đạo của Logo công ty
  • Dựa theo những yêu cầu về ý nghĩa website cần thể hiện
  • Dựa theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh
  • Dựa theo các tông màu mà khách hàng yêu cầu

Bắt đầu từ việc xây dựng Wireframe

Với việc trải qua rất nhiều dự án, làm việc với hành trăm client khác nhau, Nam đúc kết ra một kinh nghiệm xương máu

Một quy trình làm web bài bản cần phải chốt từ tất cả các khâu: nội dung, wireframe, mockup coding

Nam digital

Như vậy, chúng ta sẽ bắt đầu triển khai từ Wireframe trước. Để quy trình đảm bảo tính chuyên nghiệp và khách quan nhất, Nam cũng đã tham khảo từ khoá học UI / Ux tại Udemy

Wireframe – bộ khung xương quan trọng trong quá trình thiết kế web thành công

Để đảm bảo tối ưu hoá sự hoàn thiện của sản phẩm, cũng như được khách hàng chốt ở bước này, bạn cần show được cho khách trông design sợ bộ trông sẽ sao, những màn nào sẽ được thể hiện & hiệu ứng chuyển động sẽ là thế nào.

Bạn có thể dùng figma, sketch hoặc Basamiq mockup để truyền tải, Nam thì khuyên dùng figma bởi nó có tính năng Mirror khá hay, đồng thời cũng cho phép khách hàng trực tiếp comment góp ý cho sản phẩm

Bước 4: Xây dựng các tính năng cho website

  • Xây dựng các tính năng của trang web theo yêu cầu đã được thống nhất với khách hàng
  • Khách hàng kiểm tra các tính năng đã xây dựng và yêu cầu chỉnh sửa nếu cần

Bước 5: Kiểm thử website

  • Trong quá trình xây dựng website, chúng tôi sẽ cho chạy bản beta trên server demo của chúng tôi hoặc trên gói hosting khách hàng đã lựa chọn ở trên
  • Khách hàng sẽ theo dõi tiến độ hoàn thành website của mình hàng ngày

Bước 6: Hoàn thiện website

  • Hoàn thiện các tính năng còn thiếu sót và chỉnh sửa của website, cập nhật các nội dung cơ bản
  • Khách hàng kiểm tra toàn bộ tính năng của website một lần nữa
  • Nghiệm thu sản phẩm
  • Bàn giao source code, triển khai website lên Internet

Bước 7: Đào tạo sử dụng

  • Hướng dẫn sử dụng, quản trị website
  • Bàn giao tài liệu hướng dẫn sử dụng

Bước 8: Bảo trì, nâng cấp website

  • Đưa website lên các công cụ tìm kiếm Google, Bing…
  • Hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng website

2. Quy trình thiết kế Website thương mại điện tử chuyên nghiệp

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin và mạng internet, việc bán hàng trực tuyến đã và đang dần thay thế cho hình thức kinh doanh cũ và đặc biệt chiếm ưu thế. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu có nhu cầu xây dựng website ecommerce để tiếp cận tối đa thị trường tiềm năng này.

Website TMĐT ngày càng trở nên phổ biến

Vậy Website thương mại điện tử là gì?

Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử trên Internet được thiết lập để phục vụ nhu cầu buôn bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của một cá nhân, một doanh nghiệp hay một  tập đoàn lớn. Ở đây, bạn sẽ thực hiện mọi thao tác từ trưng bày mặt hàng, thực hiện trao đổi buôn bán đến thanh toán và hình thức vận chuyển.

Một số trang website thương mại nổi tiếng thể giớinhư: Amazon, Alibaba, Ebay,.. Ở Việt Nam thì có những cái tên nổi bật như: Thế giới di động, Tiki, Shopee, Lazada, Sendo…

Quy trình xây dựng website thương mại điện tử hiệu quả

Bước 1: Định dạng website

Bạn muốn xây dựng website của mình sẽ như thế nào? (website bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử, blog,…). Trả lời câu hỏi này sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong quá trình thiết kế website.

Bước 2: Lựa chọn và đăng ký tên miền

Tên miền là gì? Toàn bộ về domain name

Trước hết, bạn cần có domain hay còn gọi là tên miền website, ví dụ như yahoo.com, google.com, vnexpress.net, …

Mỗi website sẽ cần một domain, bạn sẽ trả phí theo mỗi năm sử dụng, hoặc bạn cũng có thể mua với thời hạn nhiều năm hơn. Các năm tiếp theo nhà cung cấp sẽ nhắc nhở để đóng tiền gia hạn tiếp.

Bạn nên chọn tên miền ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và nên ưu tiên tên miền .com, .net vì độ tin cậy với người sử dụng cao hơn.

Hãy chuẩn bị sẵn thẻ Visa vì bạn sẽ cần dùng nó khi tiến hành mua domain. Bước này chỉ mất khoảng 10 phút.

Bước 3: Xác định mục tiêu

Liệt kê những điều mà bạn cho là quan trọng và cần thiết nhất để cho website. Hoặc bạn có thể liệt kê những điều cơ bản nhất và sau đó thêm những yếu tố khác sau trong quy trình xây dựng website thương mại điện tử.

Bước 4: Liệt kê danh sách những yêu cầu về website

Bạn cần trả lời được câu hỏi nêu ra ở bước 1 để đáp ứng được mục tiêu đã thiết lập.

– Bạn cần xây dựng bao nhiêu website?

– Dung lượng lưu trữ tối thiểu cho website là bao nhiêu?

– Các tiện ích bên ngoài cần thiết như: đánh giá của khách hàng, bản đồ chỉ đường, chat trực tuyến,…

– Website của bạn có cần lồng ghép các video hay file âm thanh hay không?

– Có cần liên kết với các mạng xã hội: facebook, G+,… hay không?

– Công cụ gì giúp quản trị viên làm việc có hiệu quả hơn.

Bước 5: Lựa chọn người thực hiện

Bạn cần lựa chọn xem ai sẽ là người thiết kế website. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn không có đội ngũ chuyên về lập trình, thiết kế thì bạn sẽ sử dụng dịch vụ thiết kế website thương mại điện tử của một đơn vị uy tín. Với các quy trình thiết kế website thương mại điện tử chuyên nghiệp, họ sẽ giúp bạn xây dựng một website hiệu quả hơn.

Bước 6: Nghiên cứu và lựa chọn nhà thiết kế website

Khi bạn lựa chọn đơn vị thiết kế website thì cần tìm hiểu kỹ các dịch vụ của các đơn vị uy tín. Một gợi ý cho bạn là nên lựa chọn các đơn vị thiết kế website  chuẩn SEO sẽ giúp bạn tốt hơn trong việc quảng bá website trên các công cụ tìm kiếm.

Bước 7: Mua hosting (dung lượng lưu trữ)

Bạn có thể lựa chọn mua dung lượng lưu trữ của một đơn vị uy tín hoặc có thể lựa chọn một đơn vị vừa thiết kế website vừa có cung cấp cả dịch vụ hosting.

Shared hosting là gì?

Hosting hay hosting server là máy chủ nơi bạn sẽ lưu trữ các dữ liệu của website và cả mã nguồn WordPress. Các dữ liệu như bài viết, hình ảnh, âm thanh, hay các ứng dụng đều được lưu trữ ở hosting.

Mỗi lần người đọc gõ truy cập website của bạn thông qua domain bạn mua ở trên, hosting server sẽ gửi dữ liệu trang website đến thiết bị và hiển thị trang web lên trình duyệt của user.

Tốc độ website phụ thuộc rất lớn vào hosting server. Đặc biệt là khi trang web của bạn có nhiều người truy cập cùng lúc. Do đó bạn cần cân nhắc khi chọn hosting server.

Hiện nay các nhà cung cấp hosting cung cấp 3 dạng hosting phổ biến sau đây:

  • Shared hosting: trên một máy chủ, nhà cung cấp sẽ chia thành nhiều tài khoản hosting và bán cho nhiều người khác nhau. Nghĩa là bạn phải chia sẻ tài nguyên máy chủ như CPU, RAM,… với nhiều người khác. Giống như bạn thuê phòng trọ ở ghép. Ưu điểm là sễ sử dụng.
  • VPS hosting: Virtual Private Server là dạng máy chủ ảo. Bạn gần như sở hữu riêng máy chủ (thực ra vẫn share nhưng hạn chế), có toàn quyền cài đặt hay cấu hình mọi thứ. Giống như bạn thuê nhà nguyên một lầu. Nhược điểm là quản lý hơi phức tạp.
  • Dedicated Server: bạn sở hữu riêng máy chủ vật lý thực sự, không share với bất kỳ ai. Bạn chịu trách nhiệm quản lý và cấu hình từ A-Z. Giống như bạn thuê nhà nguyên căn. Giá thuê sẽ cao.

Nếu bạn là người mới thì có thể chọn shared hosting để dễ quản lý. Nếu bạn muốn dùng VPS hoặc Dedicated Server thì có thể nhờ người có kinh nghiệm hỗ trợ cài đặt và quản lý.

Nếu bạn tìm kiếm các giải pháp Hosting, Server, có thể tham khảo tại chuyên mục Nam khuyên dùng (Được update thường xuyên)

Bước 8: Trỏ domain về hosting

Tiếp đó chuyển hướng tên miền mà bạn chọn về nơi lưu trữ website.

Hướng dẫn trỏ Domain về Hosting

Như vậy là bạn đã có domain và hosting, để website có thể chạy được, bạn cần phải kết nối domain với hosting, còn gọi là trỏ domain về host.

Mục đích là khi user gõ địa chỉ website (domain) của bạn vào trình duyệt, lúc này sẽ được kết nối đến hosting nơi website của bạn sẽ được lưu trữ. Nhờ đó user sẽ truy cập được trang web của bạn.

Cách làm có khác nhau một chút giữa các nhà cung cấp domain và hosting. Nhưng cũng hết sức đơn giản, chỉ tốn vài phút thôi.

Bước 9: Xây dựng các nội dung cơ bản

Nội dung cho website là vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó tạo ra những thông tin tối thiểu nhất trên trang web như: địa chỉ, email, số điện thoại, giới thiệu về doanh nghiệp của bạn, lĩnh vực kinh doanh, …

Bước 10: Quảng bá website

Tìm hiểu các cách người dùng sẽ tìm thấy trang web của bạn như thế nào để quảng bá website tại những nơi người dùng có thể tiếp cận như: công cụ tìm kiếm, mạng xã hội,…

Bước 11: Phát triển website

Sau khi bạn đã đưa website thương mại điện tử vào hoạt động, bạn nên tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để tối ưu và phát triển website sao cho người dùng cảm thấy hài lòng, thoải mái khi ghé thăm website của bạn. Bạn cũng nên phát triển những nội dung thật sự hữu ích và phù hợp đối với người dùng. Đó sẽ là những yếu tố giúp website của bạn thu hút được nhiều người ghé thăm và quay lại.

Trên đây là quy trình xây dựng website thương mại điện tử. Rất mong bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn.

8. Quy trình thiết kế website bán hàng

Phân biệt website TMĐT và website bán hàng

Để phân biệt website thương mại điện tử và website bán hàng, chúng ta cần hiểu rõ định nghĩa của hai loại hình website này là gì? Website bán hàng là website cũng có chức năng như một website TMĐT, tuy nhiên, quy mô của website này nhỏ hơn. Đồng thời, giao diện và tính năng bán hàng của website bán hàng cũng được tối giản tối đa. Cụ thể, những điểm khác biệt nổi bật giữa website thương mại điện tử và website bán hàng là:

  • Quy mô của website bán hàng nhỏ hơn website TMĐT: Website bán hàng thường sẽ chỉ tập trung vào một ngành nghề, lĩnh vực bán lẻ nhất định. Trong đó, website TMĐT sẽ cung cấp đa dạng dịch vụ và ngành nghề hơn.
  • Website TMĐT bao gồm nhiều tính năng nâng cao hơn website bán hàng: thanh toán, vận chuyển, tìm kiếm nâng cao… để đáp ứng đa dạng lĩnh vực kinh doanh và số lượng lớn khách hàng. Chính vì điều này mà ngân sách thiết kế website thương mại điện tử sẽ cao hơn website bán hàng.

Quy trình thiết kế website bán hàng hiệu quả

Nhìn chung, quy trình thiết kế website bán hàng sẽ giống với quy trình thiết kế website thương mại điện tử. Do quy mô, lĩnh vực kinh doanh… của website bán hàng nhỏ hơn và mang tính đặc thù, các bạn cần lựa chọn định dạng website, mục tiêu, yêu cầu thiết kế… phù hợp. Các bước cơ bản vẫn gồm:

  • Bước 1: Định dạng website
  • Bước 2: Lựa chọn và đăng ký tên miền
  • Bước 3: Xác định mục tiêu
  • Bước 4: Liệt kê danh sách những yêu cầu về website
  • Bước 5: Lựa chọn người thực hiện
  • Bước 6: Nghiên cứu và lựa chọn nhà thiết kế website
  • Bước 7: Mua hosting (dung lượng lưu trữ)
  • Bước 8: Trỏ domain về hosting
  • Bước 9: Xây dựng các nội dung cơ bản
  • Bước 10: Quảng bá website
  • Bước 11: Phát triển website dựa theo những packages Nam cung cấp tại đây

Trên đây là 11 bước cho một quy trình phát triển và thiết kế website chuyên nghiệp tại Nam Digital. Tuy nhiên quy trình chuẩn này cũng có thể được Nam Digital thêm, bớt hoặc thay đổi để phù hợp với từng nhu cầu của dự án đó.
Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ với Nam Digital để được tư vấn một cách tốt nhất.

Array

Nam là 1 Growth Hacker, Developer đam mê với sự nghiệp phát triển web